CẤU TRÚC HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX

I. Kiến trúc tổng quan hệ thống Linux:

Kiến trúc của HĐH Linux chia làm 3 thành phần: Kernel, Shell, Applications

1)Kernel (nhân):

Đây là phần quan trọng và được ví như trái tim của HĐH, Phần kernel chứa các module, thư viện để quản lý và giao tiếp với phần cứng và các ứng dụng. Kernel trên Centos 7 có version 3.10.0.

CẤU TRÚC HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX

2) Shell:

Shell là một chương trình. Có chức năng thực thi các lệnh (command) từ người dùng hoặc từ các ứng dụng – tiện ích yêu cầu chuyển đến cho Kernel xử lý. Bên cạnh đó, shell còn có khả năng bảo vệ kernel từ các yêu cầu không hợp lệ. Các loại shell:

  • Sh (the Bourne Shell): đây là shell nguyên thủy của UNIX được viết bởi
  • Stephen Bourne vào năm 1974. Đến nay shell sh vẫn sử dụng rộng rãi. Bash(Bourne-again shell): đây là shell mặc định trên linux.
  • csh (the C shell): shell được viết bằng ngôn ngữ lập trình C, được viết bởi Bill Joy vào năm 1978. Ngoài ra còn có các loại shell khác như: ash (the Almquist shell), tsh (the TENEX C shell), zsh (the Z shell).

Dấu nhắc Shell thay đổi tùy thuộc vào tài khoản user đang làm việc. Khi làm việc với tài khoản user root, dấu nhắc shell có dạng:

[root@localhost root]#

Khi làm việc với tài khoản user thường, dấu nhắc shell có dạng:

[linux@localhost linux]$

3) Applications:

Là các ứng dụng và tiện ích mà người dùng cài đặt trên Server. Ví dụ: ftp, samba, Proxy, …

II. Cấu trúc hệ thống File:

Cấu trúc hệ thống file trên Centos được bố trí theo dạng hình cây (tree) như sau:

Cấu trúc hệ thống File linux

Bắt đầu là thư mục gốc “/”, sau đó là các thư mục con (hay còn gọi là nhánh): /bin,/sbin, /home, /mnt …

Mỗi thư mục con của thư mục gốc có các chức năng khác nhau.

  • /bin: Chứa các file binary của các tập lệnh trong Linux.
  • /sbin: Tương tự như /bin, nhưng là những lệnh chỉ được dùng bởi quản trị hệ thống – tương đương root user.
  • /boot: Chứa các thư viện cần thiết cho quá trình khởi động.
  • /dev: Chứa thông tin chứa các file thiết bị. Trong Linux, mỗi thiết bị đều có file đại diện và được đặt tên theo 1 Logic nhất định:
  • cdrom : đĩa CDRom / DVD
  • fd* : Đĩa mềm
  • hd* : Đĩa cứng IDE
  • sd* : Đĩa cứng SCSI
  • st* : Băng từ
  • tty* : cổng giao tiếp (COM,…)
  • eth* : card ethenet
  • /etc: Chứa file cấu hình hệ thống và ứng dụng.
  • /lib: Chứa thư viện chia sẻ được dùng bởi các tiến trình, các lệnh boot, lệnh hệ
    thống như trong /bin và /sbin.
  • /lib64: Tương như như lib nhưng dành cho 64bit.
    /opt: Nơi dành riêng cho các tiện ích chương trình được cài đặt.
    /media: Thư mục có vai trò như đích đến của quá trình mount point. Khi gắn 1 thiết bị lưu trữ bên ngoài, để sử dụng, cần mount thiết bị này vào /media, từ đó,

các thư mục, tập tin sẽ được chuyển vào đây (lúc này /media có thể coi như ảnh chiếu của thiết bị).

  • /run:
  • /root: Thư mục home của user root.
  • /home: Thư mục chứa các thư mục home của các user được tạo.
  • /sys:
  • /srv: chứa dữ liệu, các file của các dịch vụ trên hệ thống.
  • /mnt: Thư mục này được dùng để gắn các hệ thống tập tin tạm thời (mounted filesystems).
  • /proc: Lưu các thông tin về tình trạng của hệ thống.

III. Các kiểu file:

  • Trên linux tất cả mọi thứ đều được xem dưới dạng là file. Có 3 loại file: file thông thường (Regular files), file thư mục (Directory files), file đặc biệt (Special files).
  • File thông thường: một chương trình, file text, library, file nhạc …
  • Thư mục: thành phần dùng để chứa các file khác (container).
  • File đặc biệt: (device, socket, pipe, symbolic links …).
kieu-file-linux
kieu-file-linux

Các file ẩn thường bắt đầu bằng dấu “.”

IV. Đường dẫn:

Đường dẫn là một trong những phần quan trọng đối với các học viên đang làm quen
với Linux, đây là thành phần xuyên suốt trong quá trình sử dụng các lệnh trên hệ
thống. Hiểu rõ về cách sữ dụng các loại đường dẫn sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học
tập và là quản trị hệ thống Linux.

Có 3 loại đường dẫn:

  • Đường dẫn tuyệt đối: bắt đầu bằng “/”.
    Ví dụ: /etc/sysconfig
  • Đường dẫn tương đối: không bắt đầu bằng “/”.
    Ví dụ: etc/sysconfig
  • Đường dẫn đặt biệt: “..” Thư mục cha. “.” Thư mục hiện tại.

Xem : Các lệnh cơ bản Linux

Trả lời