linux kali

Khi làm việc với HĐH Linux hầu như tất cả người dùng đều sử dụng lệnh để làm việc, vì vậy cần nắm vững các lệnh cơ bản. Lệnh là một chương trình hoặc một script dùng để thực thi một nhiệm vụ nào đó. Lệnh được gõ sau dấu nhắc shell. Dòng lệnh shell tổng quát có dạng như sau:
command [opitions] Trong đó:
command Lệnh
options Tùy chọn, thường bắt đầu bằng – hoặc – –
Nhiều tùy chọn có thể kết hợp bằng một ký hiệu – ví dụ: (-lF thay vì -l -F)
arguments tham số lệnh
Chú ý: Dòng lệnh shell có phân biệt chữ thường và chữ hoa.

I. Lệnh trợ giúp: man

Mỗi lệnh trên Linux có rất nhiều options, mỗi options thực hiện các chức năng khác
nhau, người quản trị cũng không cần nhớ hết các options của lệnh mà chỉ cần nhớ một vài
options thông dụng. Để biết một lệnh có bao nhiêu options cũng như chức năng của từng
options thì lệnh đầu tiên cần phải biết là lệnh: man Cấu trúc lệnh: man <tên_lệnh>

Ví dụ: Để xem hướng dẫn sử dụng lệnh cp (copy) có thể nhập lệnh $man cp

Để thoát khỏi man ta bấm phím “q”

II. Các lệnh kiểm tra performance

Sau khi cài đặt xong Server Linux, người quản trị cần phải biết thông tin cấu hình của
Server mình quản trị. Các thông cấu hình cần biết như: RAM, CPU, HDD, số serial,
phiên bản Centos, số bit của OS, các tiến trình đang chạy …

Lệnh xem thông tin RAM: Xem tổng dung lượng, dung lượng hiện tại đang dùng, dung lượng còn trống. có 2 lệnh đó là: cat /proc/meminfo

Lệnh cat: Dùng để đọc nội dung của file text /proc/meminfo: đây là đường dẫn (đường dẫn tuyệt đối) tới file chứa thông tin RAM có tên là meminfo free

các options:

lệnh kiểm tra ram linux kali

Lệnh xem thông tin CPU: cat /proc/cpuinfo

lệnh kiểm tra cpu trong kali linux

Lệnh hiển thị thông tin version kernel:
uname -a
Lệnh xem dung lượng ổ cứng: Xem dung lượng ổ cứng đã dùng và còn trống bao nhiêu:
df -h

lenh xem thong tin hdd kali linux

Xem thông tin phần cứng model, serial :
dmidecode -t

lệnh kiểm tra thông tin phần cứng kali linux

Lệnh xem các tiến trình: top
Lệnh xem dung lượng của thư mục: du

options:
xuất kết quả theo summarize (tổng dung lượng): -s
in kích thước mà người dùng có thể đọc: -h
Ví dụ: Xem dung lượng của thư mục /etc
du -sh /etc

Lệnh xem tên server: hostname
Lệnh xem địa chỉ ip: ifconfig

lệnh kali linux xem ip

III. Các lệnh quản lý file và thư mục

Lệnh ls: dùng để xem (liệt kê) nội dung thư mục
Cấu trúc lệnh:
ls [options] [Path]
Options:
liệt kê chi tiết : -l
liệt kê tất cả các file ẩn: -a

lệnh linux liệt kê nôi dung thư mục

Lệnh cd: dùng để chuyển thư mục
Cấu trúc lệnh: cd [Path] Ví dụ:

cd /etc Chuyển đến thư mục /etc.
cd usr Chuyển vào thư mục usr là con của thư mục hiện hành.
cd .. Chuyển lên thư mục cấp cao hơn (cha)
cd Chuyển về thư mục home
cd ~ Chuyển về thư mục home

Lệnh pwd: cho biết thư mục hiện hành

Cấu trúc lệnh: pwd Lệnh passwd: đổi mật khẩu đăng nhập của user đang login.

Cấu trúc lệnh: passwd
Ví dụ: Mật khẩu phân biệt HOA – thường. user “root” có quyền thay đổi cho user bất kỳ
Lệnh cp: dùng để sao chép file Cấu trúc lệnh: cp [Options] Source Dest

Options:
-R, -r : Sao chép toàn bộ thư mục.
Source, Dest: Lần lượt là tên thư mục/tập tin nguồn, đích
Ví dụ: Sao chép tập tin passwd vào thư mục hiện hành với cùng tên

cp /etc/passwd passwd

Lệnh mv: dùng để đổi tên / di chuyển thư mục hoặc file từ nơi này sang nơi khác

Cấu trúc lệnh: mv [options] Source Dest

Options:
-i : Nhắc trước khi di chuyển với tập tin/thư mục đích đã có rồi.
-f: Ghi đè khi di chuyển với tập tin/thư mục đích đã có rồi.

Ví dụ: Đổi tên thư mục dir1 thành dir2: #mv dir1 dir2

Di chuyển tập tin myfile vào thư mục mydir: #mv myfile mydir
Di chuyển tập tin myfile vào thư mục dir1 đồng thời đổi tên thành newfile: #mv myfile dir1/newfile

Lệnh mkdir: dùng để tạo thư mục
Cấu trúc lệnh: mkdir [Options] Directory
Options:
-p : Cho phép tạo thư mục con ngay cả khi chưa có thư mục cha.
Directory: Tên thư mục muốn tạo.
Ví dụ: Tạo thư mục my_dir1, my_dir2 mkdir my_dir1 my_dir2

Tạo thư mục kể cả thư mục cha nếu chưa có mkdir -p dir3/dir4

Lệnh rmdir: dùng để xóa thư mục rỗng. Thư mục rỗng là thư mục không chứa bất kỳ
thành phần nào. Cấu trúc lệnh: rmdir [options] directory
Options:
-p : xóa thư mục và cả thư mục cha.
Directory: Tên thư mục muốn xóa.
Ví dụ: Xóa thư mục rỗng my_dir1, my_dir2 rmdir my_dir1 my_dir2

Xóa thư mục dir3/dir4 sau đó xóa dir3 rmdir -p dir3/dir4

Lệnh rm: dùng để xoá file/thư mục. Lệnh này được xem là một trong những lệnh
nguy hiểm của Linux. phải chú ý khi sử dụng lệnh này.
Cấu trúc lệnh: rm [options] file
Options:
-f: xóa không cần hỏi
-i: hỏi trước khi xóa
-R, -r: xóa toàn bộ thư mục, kể cả thư mục con
Mặc định tùy chọn -i được xử dụng
Ví dụ: Xóa tập tin myfile
#rm myfile

IV. Các lệnh hệ thống

Lệnh shutdow:
Cấu trúc lệnh: shutdown [option] [time] [wall]
Options:
-h: shutdown
-r: restart
-c: cancel pending shutdown
Time:
now: Thực hiện ngay lập tức
hh:mm: ấn định thời gian
+m: sau m phút sẽ thực hiện
Wall: Message thông báo.

Ví dụ: Thực hiện shutdown server sau 10 phut nữa với thông báo “Khởi động lại Server”

shutdow -r +10 “Khởi động lại Server”

Lệnh reboot: Khởi động lại Server : #reboot
Lệnh init: init [number]
Number: 3: restart
0: shutdown
Lệnh date: xem ngày giờ hệ thống #date

Xem thêm : Tìm hiểu quá trình khởi động của Server Linux, và cách thiết lập run levels.

Trả lời