Tường lửa (firewall) là một phần quan trọng trong bảo mật mạng của doanh nghiệp và thường được coi là tuyến phòng thủ đầu tiên trong hệ thống. Dưới đây là một số lợi ích khi sử dụng tường lửa cho doanh nghiệp:
Bảo vệ dữ liệu và thông tin: Tường lửa giúp bảo vệ dữ liệu và thông tin của khách hàng, giảm thiểu nguy cơ mất mát dữ liệu.
Tuân thủ quy định bảo mật: Sử dụng tường lửa giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định bảo mật và bảo vệ mạng khỏi các vấn đề pháp lý.
Ngăn chặn cuộc tấn công: Tường lửa phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công như từ chối dịch vụ (DoS) và từ chối dịch vụ phân tán (DDoS). Nó cũng giúp phát hiện phần mềm độc hại và virus.
Lọc nội dung truy cập: Tường lửa có khả năng lọc nội dung truy cập, ngăn chặn các luồng thông tin không mong muốn.
Giám sát hoạt động mạng: Tường lửa giám sát toàn bộ các hoạt động đăng nhập và truy cập vào hệ thống mạng
- Cấu hình Interface: Thiết lập địa chỉ IP, subnet mask, và các thông số mạng khác cho các interface.
- Cấu hình VLAN: Tạo và quản lý các VLAN, cấu hình tagging và untagging trên các port.
- Cấu hình DHCP: Thiết lập và quản lý DHCP server, cấu hình phạm vi địa chỉ IP và tùy chọn DHCP.
- Cấu hình Policy: Tạo và áp dụng các chính sách bảo mật, quy định quyền truy cập và lọc nội dung.
- Cấu hình NAT và PAT: Thiết lập NAT để chuyển đổi địa chỉ IP nội bộ sang địa chỉ IP công cộng và ngược lại.
- Cấu hình VPN: Tạo và quản lý các kết nối VPN, cấu hình các loại VPN như site-to-site và remote access.
- Cấu hình IPS/IDS: Cài đặt và tinh chỉnh hệ thống phòng chống xâm nhập và phát hiện xâm nhập.
- Cấu hình High Availability (HA): Cấu hình chế độ HA để đảm bảo tính sẵn sàng và độ tin cậy của hệ thống.
- Cấu hình Bảo vệ chống lại Malware: Cài đặt và cấu hình các công cụ chống malware và ransomware.
- Cấu hình Báo cáo và Giám sát: Cấu hình hệ thống báo cáo, giám sát hoạt động mạng và bảo mật.