1.TIẾN TRÌNH KIỂM TRA:
——————————————————
1. Bạn tin hay không là ở bạn nhưng trên thực tế một số lý do tại sao một máy tính không bật được chỉ bởi vì một lý do hết sức ngớ nhgẩn: nó không được bật!
Trước khi bắt đầu một quá trình xử lý sự cố đôi khi bạn nên xem lại để chắc chắn rằng bạn đã bật tất cả các chuyển đổi năng lượng và nút nguồn trên máy tính của bạn:
. Nút nguồn / chuyển đổi trên mặt trước của máy tính
. Công tắc nguồn ở mặt sau của máy tính
. Công tắc nguồn trên ổ điện, tăng áp hoặc UPS (nếu bạn có)
2. Xác minh nguồn cung cấp năng lượng chuyển đổi điện áp được thiết lập một cách chính xác. Nếu điện áp đầu vào cho các nguồn cung cấp năng lượng không phù hợp với thiết lập chính xác cho máy tính của bạn, máy tính của bạn có thể không thể bật được vì không có nguồn cung cấp chính xác.
3. Kiểm tra kết nối cáp điện có bị ngắt kết nối với máy tính..Một dây cáp điện có bị buông lỏng hoặc chưa cắm phít được xem là một trong những lý do hàng đầu tại sao một máy tính không bật
4. Thay thế dây và cáp điện của máy tính .Đây là việc cần làm để đảm bảo sự an toàn về kết nối trong việc cung cấp điện giữa các trường hợp máy tính và nguồn điện . Một cáp điện xấu không phải là một nguyên nhân phổ biến của một máy tính không nhận được nguồn nhưng nó vẫn thường xảy ra và rất dễ dàng để kiểm tra.
5. Thực hiện một thử nghiệm thông qua bóng đèn thắp sáng để xác minh nguồn cấp điện vẫn hiện hữu trên các bức tường có đường dây cáp điện. Máy tính của bạn không được bật nếu nó không nhận được nguồn điện, do đó bạn cần phải chắc chắn rằng đó nguồn điện đang làm việc đúng.
6. Kiểm tra bộ nguồn cung cấp điện được gắn trong máy tính. Tại thời điểm này trong gỡ rối của bạn, rất có khả năng rằng điện cung cấp (PSU) trong máy tính của bạn không làm việc nữa và nên được thay thế. Bạn nên thử nó để xác định chắc chắn. Không có lý do để vội thay thế một bộ nguồn khi thử nghiệm xác định nó là khá dễ dàng.
Ngoại lệ: Một mùi khét khác lạ hoặc tiếng ồn thất thường, kết hợp với không hiển thị được nguồn vào ở tất trong máy tính gần như là một số dấu hiệu thông báo rằng cung cấp năng lượng là xấu. Tháo máy tính của bạn ngay lập tức khỏi nguồn điện và bỏ qua các thử nghiệm.
Thay thế bộ nguồn khác vẫn còn hoạt động tốt.
7. Kiểm tra nút nguồn điện trên mặt trước vỏ thùng máy tính của bạn. Nó không phải là một điểm phổ biến của sự thất bại, nhưng máy tính của bạn có thể không tiếp nhận nguồn vì nút bấm Power trên mặt trước của máy tính bị hỏng và không thể làm việc được nữa.
Trong trường hợp này, nếu xác định đúng nguyên nhân máy tính không được cấp nguồn là do nút bấm Power trên vỏ thùng, bạn nên thay vỏ thùng mới. Tốt nhất nên chọn các loại đúng tiêu chuẩn để đảm bảo độ bền – đặc biệt là của các nút bấm như Power và Restart. Đã có trường hợp do nút bấm bị liệt và luôn ở trong trạng thái Power hoặc Restart dẫn đến hư hại cả các phần cứng khác.
8. Thay thế bo mạch chủ của bạn:. Nếu bạn tự tin về nguồn điện cung cấp,bộ nguồn hoạt động tốt, nút power trên vỏ thùng đang làm việc tốt, có khả năng vấn đề lại ở trên bo mạch chủ của máy tính và nó nên được thay thế
——————————————————-
2. Dây nguồn cũng là nguyên nhân khiến máy tính bật không lên nguồn.
Dây nguồn là dây dẫn nguồn điện từ ổ cắm của các bạn đến case máy tính, nó giúp truyền tải điện năng tới case để giúp cho case có nguồn điện.
Việc kiểm tra này đầu tiên vì sao mình lại yêu cầu các bạn kiển tra nó đầu tiên, vì nếu một dây nguồn bị lỗi thì làm gì có điên để nó có thể lên nguồn khi các bạn bật máy tính lên. Nếu bạn có một dây nguồn khác thì hãy thay nó và kiểm tra, còn không bạn có thể lấy dây màn hình hoặc dây máy in, nhớ là trước khi lấy hãy bật máy in hoặc màn hình xem có đèn sáng không không, nếu đèn máy in và đèn máy tính sáng chứng tỏ dây nguồn bình thường và hãy cắm thật chắc chắn vào case của mình tính để đảm bảo mọi thử đều chắc chắn và hãy bật máy tính lên, nếu các bạn thấy có tiếng quạt thì lúc đó chính xác là máy tính không lên nguồn do dây nguồn máy tính. Việc còn lại thì quá đơn giản phải không các bạ
3. Nút Power trên case cũng là một nguyên nhân.
Với nút bấm Power trên vỏ thùng máy muốn biết nó có còn tác dụng hay không bạn phải chịu khó rút hết tất cả chân cắm của vỏ thùng cắm trên main. Cẩn thận hơn bạn nên rút hết các đầu chân cắm từ bộ nguồn cấp đến HDD, ổ đĩa quang và các thiết bị gắn ngoài nếu có. Nhớ là giữ lại các chân cắm trên main và nếu không có tài liệu hướng dẫn kèm theo main + các chữ hiển thị chân cắm trên main quá nhỏ bạn hãy ghi lại sơ đồ cắm cẩn thận để khỏi cắm nhầm sau khi thử xong. Sau khi rút xong hết các chân cắm từ vỏ thùng máy trên main, cắm điện bộ nguồn vào nguồn cấp, dùng một vật kim loại như tuốc -nơ-vít quẹt thật nhanh nối hai đầu của chân cắm Power. Nếu main hoạt động điều đó chứng tỏ nút Power trên vỏ thùng đã hỏng và ngược lại ta phài kiểm tra các nguyên nhân khác.
4. Nguồn máy tính cũng là nguyễn nhân khiến máy tính bật không lên nguồn.
Nguồn máy tính trên hình vẽ được mình chỉ mũi tên mầu đỏ, Nếu chiếc nguồn này bị hỏng cũng có nghĩa là máy tính của bạn bật không lên nguồn rồi, Tại sao vậy, mình cũng xin giải thích về chiếc nguồn này.
Nguồn máy tính có chức năng chuyển điện lưới xoay chiều từ 220 xuống thành điện 1 chiều bao gồm các dòng là 12v, 5v.., nó sẽ cung cấp tùy các thiết bị trong main, cũng như ổ cứng, ổ CD hoặc các thiết bị khác, vì vậy nó mà bị hỏng đương nhiên là máy tính cũng bị hỏng rồi.
Việc xác định nguyên nhân cái này nếu bảo các bạn xác định lúc này chắc là khó đây biết xác định thế nào, nhưng không sau, cách làm mình hướng dẫn khá đơn giản, mà bạn vẫn có thể phát hiện ra được nguồn có bị hỏng hay không, không cần phải dân điện tử chuyên nghiệp
Để xác định nguyên nhân hỏng bạn chỉ cần một cái ghim giấy:
Nếu là ghim nhựa thì bạn nhớ tuốt lớp nhựa để lớp sắt để nó có thể dẫn diện, còn không bạn có thể kiếm một doạn dây diện nhỏ cũng được nhớ là dây diện loại nhỏ để có thẻ tiếp được lỗ của nguồn.
Lúc này bạn hãy bẻ thẳng chiếc ghim ra đưa vào giống như hình dứoi dây.
Các bạn cần phải nối dây mầu xanh (16) với chân mầu đen (15,17,18,19) chân nào cũng được giống như sau.
Nếu các bạn làm như vậy rồi bây giờ các bạn có thò tay ra đằng sau nguồn chỗ các bạn cắm dây nguồn vào nếu thấy quạt quay mát tay tức là nguồn đã chạy, nếu nguồn chạy rồi chứng tỏ nguồn không bị sao. Còn nếu quạt không chạy chứng tỏ nguồn đã bị hỏng lúc này các bạn cần thay một cái nguồn mới để chiếc máy tính của bạn hoạt động trở lại.
5. Nếu tất cả các cách trên đều không được thì mainboard của bạn có vấn đề.
Main còn gọi là bo mạch chủ, nó là thiết bị chính của máy tính, Nếu main có vấn đề thì có thể là do các lỗi sau:
Lỗi 1: Không nhận Card mở rộng, AGP, Sound…, không nhận RAM…
Lỗi dạng này hầu hết là do chỗ tiếp xúc giữa main với các Card mở rộng, RAM bị hoen, rỉ … dẫn đến không tiếp xúc tốt. Vệ sinh sạch rồi thử lại hoặc chuyển sang khe cắm khác, thử lại.
Lỗi 2: Chết BIOS
Lỗi này chủ yếu là do người sử dụng muốn thử chức năng “nâng cấp BIOS” mà ra. Lỗi này nếu do quá trình “nâng cấp BIOS” không thành công thì dễ xác định. Còn lại, phải dùng card test main thì mới biết được.
Ghi nhận lại hãng sản xuất Mainboard, model, Fix… càng nhiều chi tiết càng tốt. Lên Internet Search tìm file BIN của BIOS, download về mang đến những nơi có chép ROM nhờ họ chép vào giùm.
Lỗi 3: Phù tụ (Rất thường xảy ra – do nguồn không ổn định)
Hiện tượng máy hay treo giữa chừng (màn hình đứng không làm gì được, thậm chí nút RESET cũng không tác dụng, chỉ có thể rút điện nguồn) đa phần các quạt không ổn định, chập chờn.
Quan sát các tụ hóa trên main. Trong trường hợp này các tụ sẽ bung lên ở trên đầu theo hướng có gạch chéo.
Thay các tụ này, mua loại 3300uF/16V (loại kích thước nhỏ nhất – vì Tụ zin trên main rất nhỏ nếu kích thước lớn sẽ không thay được) loại này nếu mua lẻ khoảng 1500 – 2000đ/cái.
Phù tụ trên mainboard máy tính Còn nếu muốn chắc chắn hơn thì các bạn có thể mang đến các trung tâm sửa chữa máy tính để nhân viên kiểm tra và sửa.
Kết Luận : Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn khác phục lỗi cơ bản của máy tính , trước khi đi đến trung tâm sữa chữa.