Linux https://dongthoigian.net/thu-thuat-may-tinh/linux/ Sun, 14 Apr 2024 10:22:33 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.7.2 https://dongthoigian.net/wp-content/uploads/2025/02/cropped-dongthoigian_huedc-32x32.png Linux https://dongthoigian.net/thu-thuat-may-tinh/linux/ 32 32 241113670 Quyền Trên Hệ Thống Tệp Tin, Thư mục KaLi Linux https://dongthoigian.net/quyen-tren-he-thong-tep-tin-thu-muc-kali-linux/ https://dongthoigian.net/quyen-tren-he-thong-tep-tin-thu-muc-kali-linux/#respond Fri, 05 Apr 2024 07:29:11 +0000 https://dongthoigian.net/?p=18054 quyền hạn của từng user khi sử dụng tài nguyên trên Server.

The post Quyền Trên Hệ Thống Tệp Tin, Thư mục KaLi Linux appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
Phân quyền truy xuất đến các tài nguyên Server Linux là một vấn đề quan trọng. Phân quyền giúp tăng mức độ an toàn, đảm bảo đúng trách nhiệm – quyền hạn của từng user khi sử dụng tài nguyên trên Server. Chương này sẽ giới thiệu các quyền truy cập, cách thiết lập quyền trên hệ thống tập tin và thư mục.

1) Quyền truy xuất:

Quyền truy xuất trên thư mục và tập tin được trình bày khi thực hiện lệnh ls -l (Ví dụ: #ls -l)

Quyền truy xuất trên thư mục và tập tin

Danh sách quyền truy xuất trình bày ở cột đầu tiên trong kết quả. Các loại quyền truy
xuất gồm:

Đọc (read): Cho phép đọc nội dung tập tin và xem nội dung thư mục bằng lệnh ls.
Ghi (write): Cho phép thay đổi nội dung hoặc xóa tập tin. Đối với thư mục, quyền
          này cho phép tạo, xóa hoặc đổi tên tập tin mà không phụ thuộc vào quyền sở hữu trên tập tin chứa trong thư mục.

Thực thi (execute): Cho phép thực thi chương trình, đối với thư mục, quyền này
cho phép chuyển vào thư mục bằng lệnh cd.

Quyền truy xuất gồm 3 nhóm :

ký hiệu file trong linux

Quyền của người sở hữu (owner hoặc user) ký hiệu bằng ký tự u: Người tạo ra thư mục/tập tin hoặc được gán quyền sở hữu.
Quyền của nhóm (group) ký hiệu bằng ký tự g: Nhóm người sử dụng được gán quyền
Quyền của những người dùng khác (others) ký hiệu bằng ký tự o: Là những người sử dụng khác không thuộc về 2 loại trên.

2) Biểu diễn quyền truy xuất
Biểu diễn quyền truy xuất theo 2 cách :

Bằng chữ: Trong cách biểu diễn này, quyền truy xuất được viết bằng các ký tự:
r : read
w : write
x : excute

– : không có quyền

Ví dụ:

rwx : Có toàn quyền
r- – : Chỉ có quyền đọc
rw- : Chỉ có quyền đọc và ghi
– – – : Không có quyền gì
Quyền hạn trên 1 file sẽ gồm cả 3 nhóm quyền (owner, group, others) nên danh sách
quyền sẽ gồm 9 ký tự.

Ví dụ:

quyền đọc ghi linux

Bằng số: Trong cách biểu diễn này, mỗi quyền được gán cho một giá trị số theo
bảng sau:

quyền gán giá trị

Mỗi nhóm quyền truy xuất là tổng của các loại quyền trên.

Ví dụ::

moi nhom quyen truy xuat trong linux

Vì quyền thực sự gồm cả 3 nhóm quyền (owner, group, others) nên danh sách quyền biểu diễn dạng số sẽ gồm 3 chữ số.

nhom quyen try xuat dang so  linux

Ví dụ: Lưu ý: Người sử dụng có quyền đọc thì có quyền sao chép tập tin và tập tin sau khi
sao chép sẽ thuộc sở hữu người thực hiện sao chép

3) Các lệnh về quyền: Lệnh chmod: Thay đổi quyền truy xuất trên thư mục/tập tin
Cấu trúc lệnh: chmod [Options] Mode file

Options:

-R: Áp dụng đối với thư mục làm cho lệnh chmod có tác dụng trên cả các thư mục con (đệ quy).

Mode: Quyền truy xuất mới trên tập tin

Quyền truy xuất mới có thể gán cho từng nhóm quyền bằng cách sử dụng ký tự u đại diện cho quyền của người sở hữu (owner), g đại diện cho quyền của nhóm (group) và o đại diện cho quyền của mọi người dùng khác (others). Ký tư “+” có ý nghĩa gán thêm quyền, “-“ có ý nghĩa rút bớt quyền và “=” có nghĩa là gán.

Ví dụ 1:

gán quyền trong linux

Ví dụ 2:

Lệnh chown: Thay đổi người sở hữu thư mục/tập tin.
Cấu trúc lệnh: chown [Options] Owner file

Options:
-R: Áp dụng đối với thư mục làm cho lệnh chmod có tác dụng trên cảcác thư mục con (đệ quy).
Owner: Người sở hữu mới trên tập tin.

Lệnh chgrp: Thay đổi nhóm sở hữu thư mục/tập tin.
Cấu trúc lệnh: chgrp [Options] Group file

Options:
-R: Áp dụng đối với thư mục làm cho lệnh chmod có tác dụng trên cả các thư mục con (đệ quy).
Group: Nhóm sở hữu mới trên tập tin.

The post Quyền Trên Hệ Thống Tệp Tin, Thư mục KaLi Linux appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
https://dongthoigian.net/quyen-tren-he-thong-tep-tin-thu-muc-kali-linux/feed/ 0 18054
KaLi Linux Quản Trị User, Group https://dongthoigian.net/kali-linux-quan-tri-user-group/ https://dongthoigian.net/kali-linux-quan-tri-user-group/#respond Fri, 29 Mar 2024 07:48:56 +0000 https://dongthoigian.net/?p=18037 Cấu trúc các file chứa các thông tin use và group. các câu lệnh trong việc quản lý user, group với các options thông dụng, các options khác . Sử dụng lệnh trợ giúp (man) để xem cách sử dụng.

The post KaLi Linux Quản Trị User, Group appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
Giới thiệu:

Cấu trúc các file chứa các thông tin use và group. các câu lệnh trong việc quản lý user, group với các options thông dụng, các options khác . Sử dụng lệnh trợ giúp (man) để xem cách sử dụng.

I.Quản trị User:

Trên linux có hai loại tài khoản user đó là: tài khoản user hệ thống và tài khoản user
người dùng.

User hệ thống: dùng để thực thi các module, script cần thiết phục vụ cho HĐH.

User người dùng: là những tài khoản để login để sử dụng HĐH. Trong các tài khoản user thì tài khoản user root (superuser) là tài khoản quan trọng nhất. Tài khoản này được tự động tạo ra khi cài đặt linux. Tài khoản này không thể đổi tên hoặc xóa bỏ. User root còn được gọi là superuser vì có toàn quyền trên hệ thống. Chỉ làm việc với tài khoản user root khi muốn thực hiện công tác quản trị hệ thống, trong các trường hợp khác chỉ nên làm việc với tài khoản user bình thường.

Mỗi user có các đặc điểm sau:
Tên mỗi user là duy nhất, chỉ có thể đặt tên chữ thường, chữ hoa. Mỗi user có một mã định danh duy nhất (uid). Mỗi user có thể thuộc về nhiều nhóm. Tài khoản superuser có uid = gid = 0.

1) File /etc/passwd:
Là file văn bản chứa thông tin về các tài khoản user trên máy. Mọi user đều có thể đọc
tập tin này nhưng chỉ có root mới có quyền thay đổi. Để xem nội dung của file ta dùng lệnh: #cat/etc/passwd
Cấu trúc của file gồm nhiều hàng, mỗi hàng là thông tin của 1 user. Dòng đầu tiên của tập tin mô tả thông tin cho user root (có ID = 0),
tiếp theo là các tài khoản khác của hệ thống, cuối cùng là các tài khoản người dùng thường. Mỗi hàng được chia làm 7 cột cách nhau bằng dấu “:”.

cấu trúc file kali linux

Ý nghĩa của các cột:

Cột 1 Tên người sử dụng
Cột 2Mã liên quan đến mật khẩu cho Unix chuẩn và ‘x’ đối với Linux. Linux lưu mã này trong một tập tin khác /etc/shadow mà chỉ có root mới có quyền đọc
Cột 3user ID
Cột 4group ID
Cột 5Tên mô tả người sử dụng (Comment)
Cột 6Thư mục home của user. Thường sẽ nằm trong /home/”tên_tài_khoản”
Cột 7Shell sẽ hoạt động sau khi user login, thường là /bin/bash

2) File /etc/shadown :

Là tập tin văn bản chứa thông tin về mật khẩu của các tài khoản user trên máy. Chỉ có root mới có quyền đọc tập tin này. User root có quyền reset mật khẩu của bất kỳ user nào trên máy.
Mỗi dòng trong tập tin chứa thông tin về mật khẩu của user, định dạng của dòng gồm nhiều cột giá trị, dấu “:” được sử dụng để phân cách các cột.

tập tin văn bản chứa thông tin về mật khẩu

Ý nghĩa các cột giá trị như sau:

Ý nghĩa các cột giá trị như sau:

3) Các lệnh quản lý user

Lệnh useradd: Tạo tài khoản user
Cấu trúc lệnh: useradd [Options] login_name
options:

-c: comment, tạo bí danh.
-u: set user ID. Mặc định sẽ lấy số ID tiếp theo để gán cho user.
-d: chỉ định thư mục home.
-g: chỉ định nhóm chính.
-G: chỉ định nhóm phụ (nhóm mở rộng).
-s: chỉ định shell cho user sử dụng.

Ví dụ 1: Tạo user với tên thoigian và tên đầy đủ dongthoigian (tham số -c)

#useradd -c “dongthoigianh” thoigian

#passwd thoigian

New UNIX password: **********
Retype new UNIX password:
**********

Lệnh usermod: Sửa thông tin tài khoản
Cấu trúc lệnh: usermod [Options] login_name
Options:
-c: comment, tạo bí danh.
-l -d: thay đổi thư mục home.
-g: chỉ định nhóm chính.
-G: chỉ định nhóm phụ (nhóm mở rộng).
-s: chỉ định shell cho user sử dụng.
-L: Lock account
Ví dụ: Đổi tên tài khoản Ten A thành Ten B (tham số -l) với thư mục của user là
/home/B (tham số -d) "# usermod -l B -c ""Ten B"" -m -d /home/Ten A"

Thư mục home của user không bị xóa khi sử dụng lệnh userdel, để xóa cả thư mục home của user, sử dụng tham số -r.
Ví dụ: Xóa tài khoản user A và thư mục home của user. #userdel -r A

Khi xóa tài khoản user bằng lệnh userdel, dòng mô tả tương ứng của user trong các tập tin /etc/passwd và /etc/shadow cũng bị xóa.

Options:

-l : xem chính sách của 1 user
-E: thiết lập ngày hết hạn cho account. Vd: chage -E 6/30/2023 a1
-I: thiết lập số ngày bị khóa sau khi hết hạn mật khẩu
-m: thiết lập số ngày tối thiểu được phép thay đổi password
-M: thiết lập số ngày tối đa được phép thay đổi password
-W: Thiết lập số ngày cảnh báo trước khi hết hạn mật khẩu.
Ví dụ: chage -E 2023-04-30 -m 5 -M 90 -I 30 -W 14

Lệnh trên sẽ thiết lập mật khẩu hết hạn vào ngày 30/04/2013. Ngoài ra, số ngày tối thiểu/tối đa giữa các lần thay đổi mật khẩu được thiết lập để 5 và 90 tương ứng. Các tài khoản sẽ bị khóa 30 ngày sau khi mật khẩu hết hạn, và một tin nhắn cảnh báo sẽ được gửi ra 14 ngày trước khi hết hạn mật khẩu.

II.Quản trị Group:

Nhóm là tập hợp của nhiều user. Mỗi nhóm có tên duy nhất, và có một mã định danh
duy nhất (gid). Khi tạo một user (không dùng option -g) thì mặc định một group được tạo ra.

1) File /etc/group:
Là tập tin văn bản chứa thông tin về nhóm user trên máy. Mọi user đều có thể đọc tập tin này nhưng chỉ có root mới có quyền thay đổi.

file etc group trong inux

Mỗi dòng trong tập tin chứa thông tin về các nhóm user trên máy, định dạng của dòng gồm nhiều cột giá trị, dấu “:” được sử dụng để phân cách các cột. Ý nghĩa các cột giá trị như sau:

mã tập tin chứa user nhóm

2) Các lệnh quản lý group:
Lệnh groupadd: Tạo nhóm Cấu trúc lệnh: groupadd [Options] group
Options: – g GID: Định nghĩa nhóm với mã nhóm GID
Group: Tên nhóm định nghĩa Ví dụ: Tạo nhóm users #groupadd users

Tạo nhóm accounting với GID = 200 #groupadd -g 200 accounting
Lệnh groupmod: Sửa thông tin nhóm Cấu trúc lệnh: groupmod [options] group
Options: – g GID: Sửa mã nhóm thành GID

-n group_name: Sửa tên nhóm thành group_name
Group: Tên nhóm cần chỉnh sửa.
Ví dụ: Sửa gid của nhóm users thành 201 #groupmod -g 201 users
Đổi tên nhóm accounting thành accountant #groupmod -n accountant accounting
Lệnh groupdel: dùng để xóa nhóm Cấu trúc lệnh: groupdel group Ví dụ: xóa nhóm testgroup #groupdel testgroup

Xem thêm : Quyền Trên Hệ Thống Tệp Tin, Thư mục KaLi Linux

The post KaLi Linux Quản Trị User, Group appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
https://dongthoigian.net/kali-linux-quan-tri-user-group/feed/ 0 18037
Quá trình khởi động của Server Linux, cách thiết lập run levels. https://dongthoigian.net/qua-trinh-khoi-dong-cua-server-linux-cach-thiet-lap-run-levels/ https://dongthoigian.net/qua-trinh-khoi-dong-cua-server-linux-cach-thiet-lap-run-levels/#respond Mon, 25 Mar 2024 06:38:18 +0000 https://dongthoigian.net/?p=18027 POST là một quá trình kiểm tra tính sẵn sàng phần cứng nhằm, kiểm tra thông số và trạng thái của các phần cứng máy tính như bộ nhớ,

The post Quá trình khởi động của Server Linux, cách thiết lập run levels. appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
Quá trình khởi động

1) System Startup
Đâu là bước đầu tiên của quá trình khởi động, ở bước này BIOS (Basic Input/Output System) thực hiện một công việc gọi là POST (Power-on Self-test). POST là một quá trình kiểm tra tính sẵn sàng phần cứng nhằm, kiểm tra thông số và trạng thái của các phần cứng máy tính như bộ nhớ, CPU, thiết bị lưu trữ, card mạng… Nếu quá trình POST kết thúc thành công, BIOS sẽ cố gắng tìm kiếm và khởi chạy (boot) một hệ điều hành được chứa trong các thiết bị lưu trữ như ổ cứng, CD/DVD, USB….

Quá trình khởi động của Linux sẽ thực hiện tuần tự các bước từ trên xuống dưới theo
hình trên.

cách thiết lập run levels

Thông thường, BIOS sẽ kiểm tra ổ đĩa mềm, hoặc CD-ROM xem có thể khởi động từ chúng được không, rồi đến phần cứng. Thứ tự của việc kiểm tra các ổ đĩa phụ thuộc vào các cấu hình trong BIOS.

“Nếu BIOS không tìm thấy boot device thì sẽ cảnh báo “No boot device found” Nếu hệ điều hành Linux được cài trên ổ đĩa cứng thì nó sẽ tìm đến Master Boot Record (MBR) tại sector đầu tiên của ổ đĩa cứng đầu tiên.

2) MBR loading:
MBR (Master Boot Record) được lưu trự tại Sector đầu tiên của một thiết bị lưu trữ dữ liệu, ví dụ /dev/hda hoặc/dev/dsa/. MBR rất nhỏ chỉ 512 byte. MBR chứa thông tin:
Primary boot loader code (446 Bytes): Cung cấp thông tin boot loader và vị trí boot loader trên ổ cứng
Partition table information (64 Bytes): Lưu trữ thông tin của các partition Magic number (2 Bytes): được sử dụng để kiểm tra MBR, nếu MBR bị lỗi thì nó sẽ phục hồi lại.

3)Boot loader stage 2 (Grub Loader):
Sau khi xác vị trí BootLoader, bước này sẽ thực hiện loading BootLoader vào bộ nhớ và đọc thông tin cấu hình sau đó hiển thị GRUB boot menu để user lựa chọn. Nếu user không lựa chọn OS thì sau khoảng thời gian được định nghĩa GRUB sẽ load kernel default vào memory để khởi động.
4)Kernel:
Kernel của hệ điều hành sẽ được nạp vào trong RAM. Khi kernel hoạt động thì việc
đầu tiên đó là thực thi quá trinh INIT
5)INIT:
Đây là giai đoạn chính của quá trình BOOT. Quá trình này bắt đầu bằng việc đọc file /etc/inittab để xác định run-level. Sau đó sẽ thực thi các script tương ứng với run- level.
6)User prompt: Người đăng nhập và sử dụng

7) Run Levels:
Run levels là chế độ sử dụng của Server. Mỗi chế độ có những module, chức năng
hoạt động riêng. chỉ cần chú ý đến 2 chế độ:
Multi-user.target: Chế độ dòng lệnh Command Mode(non-graphics) User chỉ sử
dụng các lệnh (command) để thao tác. Ở chế độ này server sử dụng rất it RAM.
Graphical.target: Chế độ đồ họa, mặc định khi Install OS ở chế độ GNOME là ta
đang dùng Graphical.target.

Các lệnh thiết lập run levels:

  • Thiết lập Multi-user.target mặc định khi khởi động: #systemctl set-default multi-user.target
Các lệnh thiết lập run levels:
  • Thiệt lập Graphical.target mặc định khi khởi động: #systemctl set-default graphical.target
  • Chuyển đổi các levels:
    Từ graphical sang command mode: # systemctl isolate multi-user.target
    Từ command mode sang graphical: #systemctl isolate graphical.target
Chuyển đổi các levels

Xem thêm : KaLi Linux Quản Trị User, Group

The post Quá trình khởi động của Server Linux, cách thiết lập run levels. appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
https://dongthoigian.net/qua-trinh-khoi-dong-cua-server-linux-cach-thiet-lap-run-levels/feed/ 0 18027
Các lệnh cơ bản Kali Linux https://dongthoigian.net/cac-lenh-co-ban-kali-linux/ https://dongthoigian.net/cac-lenh-co-ban-kali-linux/#respond Sat, 16 Mar 2024 13:37:11 +0000 https://dongthoigian.net/?p=17987 Mỗi lệnh trên Linux có rất nhiều options, mỗi options chức năng khác,nhau,

The post Các lệnh cơ bản Kali Linux appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
Khi làm việc với HĐH Linux hầu như tất cả người dùng đều sử dụng lệnh để làm việc, vì vậy cần nắm vững các lệnh cơ bản. Lệnh là một chương trình hoặc một script dùng để thực thi một nhiệm vụ nào đó. Lệnh được gõ sau dấu nhắc shell. Dòng lệnh shell tổng quát có dạng như sau:
command [opitions] Trong đó:
command Lệnh
options Tùy chọn, thường bắt đầu bằng – hoặc – –
Nhiều tùy chọn có thể kết hợp bằng một ký hiệu – ví dụ: (-lF thay vì -l -F)
arguments tham số lệnh
Chú ý: Dòng lệnh shell có phân biệt chữ thường và chữ hoa.

I. Lệnh trợ giúp: man

Mỗi lệnh trên Linux có rất nhiều options, mỗi options thực hiện các chức năng khác
nhau, người quản trị cũng không cần nhớ hết các options của lệnh mà chỉ cần nhớ một vài
options thông dụng. Để biết một lệnh có bao nhiêu options cũng như chức năng của từng
options thì lệnh đầu tiên cần phải biết là lệnh: man Cấu trúc lệnh: man <tên_lệnh>

Ví dụ: Để xem hướng dẫn sử dụng lệnh cp (copy) có thể nhập lệnh $man cp

Để thoát khỏi man ta bấm phím “q”

II. Các lệnh kiểm tra performance

Sau khi cài đặt xong Server Linux, người quản trị cần phải biết thông tin cấu hình của
Server mình quản trị. Các thông cấu hình cần biết như: RAM, CPU, HDD, số serial,
phiên bản Centos, số bit của OS, các tiến trình đang chạy …

Lệnh xem thông tin RAM: Xem tổng dung lượng, dung lượng hiện tại đang dùng, dung lượng còn trống. có 2 lệnh đó là: cat /proc/meminfo

Lệnh cat: Dùng để đọc nội dung của file text /proc/meminfo: đây là đường dẫn (đường dẫn tuyệt đối) tới file chứa thông tin RAM có tên là meminfo free

các options:

lệnh kiểm tra ram linux kali

Lệnh xem thông tin CPU: cat /proc/cpuinfo

lệnh kiểm tra cpu trong kali linux

Lệnh hiển thị thông tin version kernel:
uname -a
Lệnh xem dung lượng ổ cứng: Xem dung lượng ổ cứng đã dùng và còn trống bao nhiêu:
df -h

lenh xem thong tin hdd kali linux

Xem thông tin phần cứng model, serial :
dmidecode -t

lệnh kiểm tra thông tin phần cứng kali linux

Lệnh xem các tiến trình: top
Lệnh xem dung lượng của thư mục: du

options:
xuất kết quả theo summarize (tổng dung lượng): -s
in kích thước mà người dùng có thể đọc: -h
Ví dụ: Xem dung lượng của thư mục /etc
du -sh /etc

Lệnh xem tên server: hostname
Lệnh xem địa chỉ ip: ifconfig

lệnh kali linux xem ip

III. Các lệnh quản lý file và thư mục

Lệnh ls: dùng để xem (liệt kê) nội dung thư mục
Cấu trúc lệnh:
ls [options] [Path]
Options:
liệt kê chi tiết : -l
liệt kê tất cả các file ẩn: -a

lệnh linux liệt kê nôi dung thư mục

Lệnh cd: dùng để chuyển thư mục
Cấu trúc lệnh: cd [Path] Ví dụ:

cd /etc Chuyển đến thư mục /etc.
cd usr Chuyển vào thư mục usr là con của thư mục hiện hành.
cd .. Chuyển lên thư mục cấp cao hơn (cha)
cd Chuyển về thư mục home
cd ~ Chuyển về thư mục home

Lệnh pwd: cho biết thư mục hiện hành

Cấu trúc lệnh: pwd Lệnh passwd: đổi mật khẩu đăng nhập của user đang login.

Cấu trúc lệnh: passwd
Ví dụ: Mật khẩu phân biệt HOA – thường. user “root” có quyền thay đổi cho user bất kỳ
Lệnh cp: dùng để sao chép file Cấu trúc lệnh: cp [Options] Source Dest

Options:
-R, -r : Sao chép toàn bộ thư mục.
Source, Dest: Lần lượt là tên thư mục/tập tin nguồn, đích
Ví dụ: Sao chép tập tin passwd vào thư mục hiện hành với cùng tên

cp /etc/passwd passwd

Lệnh mv: dùng để đổi tên / di chuyển thư mục hoặc file từ nơi này sang nơi khác

Cấu trúc lệnh: mv [options] Source Dest

Options:
-i : Nhắc trước khi di chuyển với tập tin/thư mục đích đã có rồi.
-f: Ghi đè khi di chuyển với tập tin/thư mục đích đã có rồi.

Ví dụ: Đổi tên thư mục dir1 thành dir2: #mv dir1 dir2

Di chuyển tập tin myfile vào thư mục mydir: #mv myfile mydir
Di chuyển tập tin myfile vào thư mục dir1 đồng thời đổi tên thành newfile: #mv myfile dir1/newfile

Lệnh mkdir: dùng để tạo thư mục
Cấu trúc lệnh: mkdir [Options] Directory
Options:
-p : Cho phép tạo thư mục con ngay cả khi chưa có thư mục cha.
Directory: Tên thư mục muốn tạo.
Ví dụ: Tạo thư mục my_dir1, my_dir2 mkdir my_dir1 my_dir2

Tạo thư mục kể cả thư mục cha nếu chưa có mkdir -p dir3/dir4

Lệnh rmdir: dùng để xóa thư mục rỗng. Thư mục rỗng là thư mục không chứa bất kỳ
thành phần nào. Cấu trúc lệnh: rmdir [options] directory
Options:
-p : xóa thư mục và cả thư mục cha.
Directory: Tên thư mục muốn xóa.
Ví dụ: Xóa thư mục rỗng my_dir1, my_dir2 rmdir my_dir1 my_dir2

Xóa thư mục dir3/dir4 sau đó xóa dir3 rmdir -p dir3/dir4

Lệnh rm: dùng để xoá file/thư mục. Lệnh này được xem là một trong những lệnh
nguy hiểm của Linux. phải chú ý khi sử dụng lệnh này.
Cấu trúc lệnh: rm [options] file
Options:
-f: xóa không cần hỏi
-i: hỏi trước khi xóa
-R, -r: xóa toàn bộ thư mục, kể cả thư mục con
Mặc định tùy chọn -i được xử dụng
Ví dụ: Xóa tập tin myfile
#rm myfile

IV. Các lệnh hệ thống

Lệnh shutdow:
Cấu trúc lệnh: shutdown [option] [time] [wall]
Options:
-h: shutdown
-r: restart
-c: cancel pending shutdown
Time:
now: Thực hiện ngay lập tức
hh:mm: ấn định thời gian
+m: sau m phút sẽ thực hiện
Wall: Message thông báo.

Ví dụ: Thực hiện shutdown server sau 10 phut nữa với thông báo “Khởi động lại Server”

shutdow -r +10 “Khởi động lại Server”

Lệnh reboot: Khởi động lại Server : #reboot
Lệnh init: init [number]
Number: 3: restart
0: shutdown
Lệnh date: xem ngày giờ hệ thống #date

Xem thêm : Tìm hiểu quá trình khởi động của Server Linux, và cách thiết lập run levels.

The post Các lệnh cơ bản Kali Linux appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
https://dongthoigian.net/cac-lenh-co-ban-kali-linux/feed/ 0 17987
CẤU TRÚC HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX https://dongthoigian.net/cau-truc-he-dieu-hanh-linux/ https://dongthoigian.net/cau-truc-he-dieu-hanh-linux/#respond Fri, 01 Mar 2024 05:02:46 +0000 https://dongthoigian.net/?p=17973 Kiến trúc của HĐH Linux chia làm 3 thành phần: Kernel, Shell, Applications

The post CẤU TRÚC HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
I. Kiến trúc tổng quan hệ thống Linux:

Kiến trúc của HĐH Linux chia làm 3 thành phần: Kernel, Shell, Applications

1)Kernel (nhân):

Đây là phần quan trọng và được ví như trái tim của HĐH, Phần kernel chứa các module, thư viện để quản lý và giao tiếp với phần cứng và các ứng dụng. Kernel trên Centos 7 có version 3.10.0.

CẤU TRÚC HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX

2) Shell:

Shell là một chương trình. Có chức năng thực thi các lệnh (command) từ người dùng hoặc từ các ứng dụng – tiện ích yêu cầu chuyển đến cho Kernel xử lý. Bên cạnh đó, shell còn có khả năng bảo vệ kernel từ các yêu cầu không hợp lệ. Các loại shell:

  • Sh (the Bourne Shell): đây là shell nguyên thủy của UNIX được viết bởi
  • Stephen Bourne vào năm 1974. Đến nay shell sh vẫn sử dụng rộng rãi. Bash(Bourne-again shell): đây là shell mặc định trên linux.
  • csh (the C shell): shell được viết bằng ngôn ngữ lập trình C, được viết bởi Bill Joy vào năm 1978. Ngoài ra còn có các loại shell khác như: ash (the Almquist shell), tsh (the TENEX C shell), zsh (the Z shell).

Dấu nhắc Shell thay đổi tùy thuộc vào tài khoản user đang làm việc. Khi làm việc với tài khoản user root, dấu nhắc shell có dạng:

[root@localhost root]#

Khi làm việc với tài khoản user thường, dấu nhắc shell có dạng:

[linux@localhost linux]$

3) Applications:

Là các ứng dụng và tiện ích mà người dùng cài đặt trên Server. Ví dụ: ftp, samba, Proxy, …

II. Cấu trúc hệ thống File:

Cấu trúc hệ thống file trên Centos được bố trí theo dạng hình cây (tree) như sau:

Cấu trúc hệ thống File linux

Bắt đầu là thư mục gốc “/”, sau đó là các thư mục con (hay còn gọi là nhánh): /bin,/sbin, /home, /mnt …

Mỗi thư mục con của thư mục gốc có các chức năng khác nhau.

  • /bin: Chứa các file binary của các tập lệnh trong Linux.
  • /sbin: Tương tự như /bin, nhưng là những lệnh chỉ được dùng bởi quản trị hệ thống – tương đương root user.
  • /boot: Chứa các thư viện cần thiết cho quá trình khởi động.
  • /dev: Chứa thông tin chứa các file thiết bị. Trong Linux, mỗi thiết bị đều có file đại diện và được đặt tên theo 1 Logic nhất định:
  • cdrom : đĩa CDRom / DVD
  • fd* : Đĩa mềm
  • hd* : Đĩa cứng IDE
  • sd* : Đĩa cứng SCSI
  • st* : Băng từ
  • tty* : cổng giao tiếp (COM,…)
  • eth* : card ethenet
  • /etc: Chứa file cấu hình hệ thống và ứng dụng.
  • /lib: Chứa thư viện chia sẻ được dùng bởi các tiến trình, các lệnh boot, lệnh hệ
    thống như trong /bin và /sbin.
  • /lib64: Tương như như lib nhưng dành cho 64bit.
    /opt: Nơi dành riêng cho các tiện ích chương trình được cài đặt.
    /media: Thư mục có vai trò như đích đến của quá trình mount point. Khi gắn 1 thiết bị lưu trữ bên ngoài, để sử dụng, cần mount thiết bị này vào /media, từ đó,

các thư mục, tập tin sẽ được chuyển vào đây (lúc này /media có thể coi như ảnh chiếu của thiết bị).

  • /run:
  • /root: Thư mục home của user root.
  • /home: Thư mục chứa các thư mục home của các user được tạo.
  • /sys:
  • /srv: chứa dữ liệu, các file của các dịch vụ trên hệ thống.
  • /mnt: Thư mục này được dùng để gắn các hệ thống tập tin tạm thời (mounted filesystems).
  • /proc: Lưu các thông tin về tình trạng của hệ thống.

III. Các kiểu file:

  • Trên linux tất cả mọi thứ đều được xem dưới dạng là file. Có 3 loại file: file thông thường (Regular files), file thư mục (Directory files), file đặc biệt (Special files).
  • File thông thường: một chương trình, file text, library, file nhạc …
  • Thư mục: thành phần dùng để chứa các file khác (container).
  • File đặc biệt: (device, socket, pipe, symbolic links …).
kieu-file-linux
kieu-file-linux

Các file ẩn thường bắt đầu bằng dấu “.”

IV. Đường dẫn:

Đường dẫn là một trong những phần quan trọng đối với các học viên đang làm quen
với Linux, đây là thành phần xuyên suốt trong quá trình sử dụng các lệnh trên hệ
thống. Hiểu rõ về cách sữ dụng các loại đường dẫn sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học
tập và là quản trị hệ thống Linux.

Có 3 loại đường dẫn:

  • Đường dẫn tuyệt đối: bắt đầu bằng “/”.
    Ví dụ: /etc/sysconfig
  • Đường dẫn tương đối: không bắt đầu bằng “/”.
    Ví dụ: etc/sysconfig
  • Đường dẫn đặt biệt: “..” Thư mục cha. “.” Thư mục hiện tại.

Xem : Các lệnh cơ bản Linux

The post CẤU TRÚC HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
https://dongthoigian.net/cau-truc-he-dieu-hanh-linux/feed/ 0 17973
Phương Pháp Mới Để Cài Đặt Linux Server 2024 https://dongthoigian.net/phuong-phap-moi-de-cai-dat-linux-server-2024/ https://dongthoigian.net/phuong-phap-moi-de-cai-dat-linux-server-2024/#respond Thu, 29 Feb 2024 08:23:33 +0000 https://dongthoigian.net/?p=17957 Phương pháp mới cài đặt kali linux Server 2024

The post Phương Pháp Mới Để Cài Đặt Linux Server 2024 appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
Linux có nhiều distro, mỗi distro có nhiều version. Việc chọn lựa distro nào, version để cài đặt và phát triển ứng dụng phải dựa vào các yếu tố: 

  • Lựa chọn những distro nổi tiếng
  • Dựa vào mục đích sử dụng 
  • Chọn distro mà người quản trị biết sử dụng
  • Chọn version cho distro với thời hạn end of life phù hợp

Centos là một distro nổi tiếng, được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp

Yêu cầu phần cứng

  • Máy tính: Máy chủ vật lý hoặc máy ảo với cấu hình tối thiểu:
    • CPU: 1 vCPU
    • RAM: 512MB
    • Ổ cứng: 20GB
  • Hệ điều hành Linux Server: Chọn bản phân phối phù hợp với nhu cầu của bạn. Một số bản phổ biến:
    • Ubuntu Server
    • CentOS Stream
    • Debian
    • Fedora Server
  • Tải file ISO: Truy cập trang web chính thức của bản phân phối bạn chọn và tải file ISO.
  • Công cụ tạo USB boot: Sử dụng phần mềm như Rufus, UNetbootin để tạo USB boot từ file ISO.

Nếu tìm hiểu cách cài đặt CentOS hoặc Kali linux trên VMware Workstation. Để tiến hành cài đặt các cần chuẩn bị:

  • – File cài đặt kali linux.iso hay file centos.iso
  • – cần cài Cài đặt chương trình VMware Workstation trên Windows. Một vài điểm chú ý khi cài đặt Centos
cài đặt Centos

Software Selection:

  • Minimal Install: Chỉ cài đặt các gói cần thiết cho HĐH, đây được xem như bản rút gọn của Centos. Sau khi cài xong người quản trị chỉ làm việc với giao diện dòng lệnh (giống MS DOS). 
  • GNOME Desktop: cung cấp giao diện đồ họa trực quan cho người dùng tương tác với HĐH.

Các options khác như: Compute Node, Infrastructure Server, File and Print Server, Basic Web Server, Virtualization Host, Server with GUI… khi cài đặt HĐH sẽ cài các thư viện tương ứng với các ứng dụng lựa chọn. ví dụ: bạn chọn Basic Web Server thì việc cài đặt sẽ thực hiện cài các thư viện dành cho dịch vụ Web.

Tuy nhiên, các chương trình ứng dụng này ta có thể cài đặt sau khi cài đặt xong một HĐH với bất kỳ lựa chọn nào trong Software Selection. Đối với các học viên học chương trình Linux 1, các bạn nên chọn chế độ cài GNOME Desktop.

Virtualization Host

Installation Destination:

  • Automatically configure partitioning: chế độ chia partition tự động
  • will configure partitioning: chế độ chia partition thủ công.
centos
centos-1-2024-1.webp-1

Partitioning: Thực hiện chia 3 partition 

  • /boot: dùng để chứa các thư viện cho việc khởi động HĐH, dung lượng 500MB 
  • Swap: phân dùng hoán đổi không gian địa chỉ vật lý. Dùng để tính toán và lưu kết quả tạm thời, dung lượng = RAM *2.
  • /: thư mục gốc, chứa các thành phần còn lại, dung lượng còn lại của ổ đĩa.

Xem Phương pháp mới cài đặt kali linux Server 2024 tại đây :

1.-Kali-Linux-Setup

Xem thêm : Cấu Trúc Hệ Điều Hành Linux

The post Phương Pháp Mới Để Cài Đặt Linux Server 2024 appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
https://dongthoigian.net/phuong-phap-moi-de-cai-dat-linux-server-2024/feed/ 0 17957
Tổng Quan và Lịch sử phát triển HĐH Linux https://dongthoigian.net/tong-quan-va-lich-su-phat-trien-hdh-linux/ https://dongthoigian.net/tong-quan-va-lich-su-phat-trien-hdh-linux/#respond Mon, 26 Feb 2024 07:45:25 +0000 https://dongthoigian.net/?p=17948 Linux được tự do phát triển theo nhu cầu sử dụng và hoàn toàn miễn phí

The post Tổng Quan và Lịch sử phát triển HĐH Linux appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
I. Lịch sử phát triển

Linux là hệ điều hành (HĐH) tương tự với Microsoft Windows, nhưng Linux được tự do phát triển theo nhu cầu sử dụng và hoàn toàn miễn phí, Linux được công bố dưới bản quyền của GPL (General Public Licence).

Unix một hệ điều hành được viết trên assembler cho máy PDP-11/20 ra đời vào năm  1970. Unix được xây dựng bởi Ken Thompson và Dennics Richie trong dự án Multics, viết lại hệ điều hành đa bài toán trên máy PDP-7

Ngày 5/4/1991, Linus Torvalds, chàng sinh viên 21 tuổi của trường Đại học Helsinki –  Phần Lan đã bắt tay vào viết những dòng lệnh đầu tiên của Linux. Linux được xây dựng, trên cơ sở cải tiến một phiên bản UNIX có tên Minix do Giáo Andrew S. Tanenbaum xây dựng và phổ biến. 

  • Hàng năm nhân Linux ra đời, đến ngày 14-3-1994, hệ điều hành Linux phiên bản 1.0 được phổ biến. Thành công lớn nhất của Linux 1.0 là nó đã hỗ trợ giao thức mạng TCP/IP chuẩn UNIX, sánh với giao thức socket BSD- tương thích cho lập trình mạng. Trình điều khiển thiết bị đã được bổ sung để chạy IP trên một mạng Ethernet hoặc trên tuyến đơn hoặc qua modem. Hệ thống file trong Linux 1.0 đã vượt xa hệt hống file của Minix thông thường, ngoài ra đã hỗ trợ điều khiển SCSI truy nhập đĩa tốc độ cao.  Điều khiển bộ nhớ ảo đã được mở rộng để hỗ trợ điều khiển trang cho các file swap và ánh xạ bộ nhớ của file đặc quyền Vào tháng 3-1995, nhân 1.2 được phổ biến. Điều đáng  kể của Linux 1.2 so với Linux 1.0 ở chỗ nó hỗ trợ một phạm vi rộng và phong phú phần cứng, bao gồm cả kiến trúc tuyến phần cứng PCI mới.

II. Các distro phổ biến của Linux

1) Debian:

Debian

Debian là một distro chứa số lượng các phần mềm rất lớn, Debian được xây dựng bởi một tổ chức nguyên tình nguyện cống hiến để phát triển phần mềm tự do và đẩy mạnh những lý tưởng của công động phần mềm tự do. Dự án Debian xây dựng vào năm 1993. Debian có tiếng về mối liên kết chặt chẽ với triết lí Unix và phần mềm tự do. Nó cũng có tiếng về sự phong phú cho các chọn lựa: phiên bản phát hành hiện tại có hơn 29000 gói phần mềm cho 11 kiến trúc máy tính, từ kiến trúc ARM thường gặp ở các hệ thống nhúng và kiến trúc máy tính lớn s390 của IBM cho đến các kiến trúc thường gặp trên máy tính cá nhân hiện đại như x86 và PowerPC. Debian được hỗ trợ nhờ các khoản quyên góp thông qua tổ chức Software in the Public Interest, một tổ chức bảo trợ phi lợi nhuận cho các dự án phần mềm tự do.

2) Ubuntu:

ubuntu

Hệ điều hành Ubuntu là một trong những bản phân phối (distro) Linux phổ biến nhất hiện nay do Mark Shuttleworth sáng lập và công ty Canonical của ông tài trợ. Hệ điều hành này được sử dụng phổ biến và ưa chuộng vì có giao diện đẹp, thân thiện, dễ sử dụng, kho phần mềm ứng dụng rất phong phú đáp ứng được hầu hết yêu cầu của người dùng, các version được cập nhật liên tục.Ubuntu được chia làm 2 loại: Ubuntu Desktop: Sử dụng cho người dùng cuối (end user). Nó tương tự như windows XP, Win 7, win 8.Ubuntu Server: Sử dụng để cài các dịch vụ phục vụ cho người dùng cuối. Giống như Windows Server.

3) RedHat Enterprise Linux:

Red Hat Enterprise Linux (RHEL) là một bản phân phối Linux được phát triển bởi Red Hat và mục tiêu hướng tới thị trường thương mại.Red Hat Enterprise Linux là một trong những hệ điều hành an toàn nhất hiện có, sẵn sàng đáp ứng khối lượng tính toán cường độ cao

out-of-the-box. Ngoài ra còn cung cấp bộ các tùy chỉnh tối ưu hiệu suất giúp bạn điều chỉnh và sắp xếp hành vi hệ thống tùy theo khối lượng công việc cụ thể. Được triển khai trong các cơ quan chính phủ, tài chính – ngân hàng, nơi mà bảo vệ dữ liệu là việc quan trọng nhất.

4) Centos

Centos

CentOS là viết tắt của Community Enterprise Operating System. Centos là một bản phân phối hệ điều hành tự do dựa trên Linux kernel. Nó có nguồn gốc hoàn toàn từ bản phân phối Red Hat Enterprise Linux (RHEL). Những người phát triển CentOS đã tận

dụng mã nguồn của Red Hat để tạo ra một sản phẩm hoàn toàn tương tự tuy nhiên cái giá của nó là miễn phí. Ngày nay, CentOS thường được sử dụng trong các doanh nghiệp bởi tính ổn định vòng đời End-of-Life dài.

5) Kali Linux

kali linux

Kali Linux là một distro của Linux, được sử dụng để kiểm tra, tấn công thử nghiệm vào các lỗ hỏng của hệ thống công nghệ thông tin. Kali linux được viết dựa trên nền tảng của Debian được đồng bộ hóa với các Repository của Debian nên có thể dễ dàng có được các bản cập nhật vá lỗi bảo mật mới nhất và các cập nhật Repository. Đay là một phiên bản tiến hóa của Backtrack và distro này rất hữu ích đối với những chuyên gia Sđánh giá bảo mật.

III. Đặc điểm của Linux

Tuy Linux có nhiều Distro nhưng chúng đều có những đặc điểm chung như sau: Linux tương thích với nhiều hệ điều hành như DOS, MicroSoft Windows …Cho phép cài đặt Linux cùng với các hệ điều hành khác trên cùng một ổ cứng. Linux có thể truy nhập đến các file của các hệ điều hành cùng một ổ đĩa. Linux cho phép chạy mô phỏng các chương trình thuộc các hệ điều hành khác. Do giữ được chuẩn của UNIX nên sự chuyển đổi giữa Linux và các hệ UNIX khác là dễ dàng

Linux là một hệ điều hành UNIX tiêu biểu với các đặc trưng là đa người dùng, đa chương trình và đa xử lý. Linux có giao diện đồ họa (GUI) thừa hưởng từ hệ thống X-Window. Linux hỗ trợ nhiều giao thức mạng, bắt nguồn và phát triển từ dòng BSD. Thêm vào đó, Linux còn hỗ trợ tính toán thời gian thực.

Linux khá mạnh và chạy rất nhanh ngay cả khi nhiều quá trình hoặc nhiều cửa sổ. Linux ngày càng được hỗ trợ bởi các phần mềm ứng dụng bổ sung như soạn thảo, quản lý mạng, quản trị cơ sở dữ liệu, bảng tính … Linux hỗ trợ tốt cho tính toán song song và máy tính cụm (PC-cluster) là một hướng nghiên cứu triển khai ứng dụng nhiều triển vọng hiện nay.

IV. Giới thiệu Centos 7

Centos được phát triển dựa trên nhân RedHat Enterprise Linux. Centos có nhiều Version, các version ra sau đều kế thừa, khắc phục, bổ sung và tối ưu các tính năng của các phiên bản trước. Mỗi version đều có thời hạn sử dụng riêng, cụ thể như sau:

(CentOS 5.x – End of Life 03/31/2017), (CentOS 6.x – End of Life 11/30/2020), (CentOS 7.x – End of Life 06/30/2024) .

Version mới nhất của Centos là version 7 (64 bit) được phát hành vào tháng 07/2014. Những thay đổi nổi bật của Centos 7:

  • Updated Kernel to 3.10.0
  • Added support for Linux Containers
  • Open VMware Tools & 3D graphics drivers out of the box
  • OpenJDK-7 as default JDK
  • Upgrade from 6.5 to 7.0 using preupg command
  • LVM-snapshots with ext4 and XFS
  • Switch to grub2, systemd and firewalld
  • Default XFS file system
  • iSCSI and FCoE in kernel space
  • Support for PTPv2
  • Support for 40G Ethernet Cards
  • Supports installations in UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) Secure Boot
  • form on compatible hardware

Xem Phương Pháp để dùng Kali Linux server trên windows

The post Tổng Quan và Lịch sử phát triển HĐH Linux appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
https://dongthoigian.net/tong-quan-va-lich-su-phat-trien-hdh-linux/feed/ 0 17948
Hướng dẫn kiểm tra dung lượng RAM trên hệ điều hành Linux https://dongthoigian.net/huong-dan-kiem-tra-dung-luong-ram-tren-he-dieu-hanh-linux/ https://dongthoigian.net/huong-dan-kiem-tra-dung-luong-ram-tren-he-dieu-hanh-linux/#respond Mon, 23 Jan 2023 03:55:17 +0000 https://dongthoigian.net/?p=15710 Linux hỗ trợ rất nhiều command khác nhau để kiếm tra dung lượng RAM thực tế cũng như dung lượng RAM đã sử dụng.

The post Hướng dẫn kiểm tra dung lượng RAM trên hệ điều hành Linux appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
Trong bài viết mình sẽ hướng dẫn các bạn một số cách kiếm tra dung lương bộ nhớ (RAM) sử dụng trong hệ điều hành Linux (Ở đây mình sử dụng OS CentOS 7).

Linux hỗ trợ rất nhiều command khác nhau để kiếm tra dung lượng RAM thực tế cũng như dung lượng RAM đã sử dụng. Ví dụ như câu lệnh free hiển thị tổng dung lượng bộ nhớ vật lý (Physical memory) và dung lượng bộ nhớ chuyển đổi (Swap memory) đã sử dụng. Hoặc câu lệnh top để xem dung lượng RAM đã sử dụng thời gian thực (realtime)

Chuẩn bị

với cấu hình 2 core, 2 GB RAM, 25 GB ở đĩa.

Kiểm tra dung lượng bộ nhớ

Kiểm tra dung lượng bộ nhớ đơn giản

Cách đơn giản nhất để kiếm tra dung lượng bộ nhớ của Cloud VPS là các bạn sử dụng câu lệnh free

ở đây mình sẽ thực hiện câu lệnh free -h

free -h

Kết quả :

mem swap

Kết quả cho thấy, Cloud VPS của mình có thông số bộ nhớ RAM như sau:

  • (1) Tổng dung lượng bộ nhớ bằng 1,8 GB (total)
  • (2) Đã sử dụng 80 MB (used)
  • (3) Dung lượng rảnh rỗi bằng 1,5 GB (free)
  • (4) Dung lượng bộ nhớ sử dụng cho việc lưu đệm bằng 228 MB (buff/cache)

Lưu ý:

  • Số RAM trống tuy chỉ bằng 1.5 GB (free) nhưng thực tế bạn có thể sử dụng nhiều hơn thế. Tổng số bộ nhớ có thể sử dụng sẽ bằng free + buff/cache. Vậy ở đây, số RAM thực sự có thể sử dụng được sẽ bằng 1.728 GB.
  • Lượng bộ nhớ RAM được buff/cache thường được sử dụng để cải thiện hiệu năng đọc ghi ổ đĩa. Vì bộ RAM sẽ có tốc độ truy vấn, đọc ghi cao hơn rất nhiều so với tốc độ truy vấn, đọc ghi ổ đĩa nên hệ điều hành sử dụng lượng RAM còn trống để cài thiện hiệu năng.

Vậy mình đã hướng dẫn các kiểm tra thông số bộ nhớ đơn giản. Tiếp theo mình sẽ hướng dẫn phương pháp nâng cao.

Kiểm tra dung lượng bộ nhớ nâng cao

Để kiếm tra các thông số chi tiết về bộ nhớ RAM, chúng ta sẽ kiểm tra file /proc/meminfo. Bản thân câu lệnh free cũng sử dụng file meminfo để kiếm tra dung lượng bộ nhớ RAM của Cloud VPS.

Thống số trong file /proc/meminfo khá nhiều nên mình sẽ chỉ tập trung vào các tham số quan trọng về bộ nhớ. Thực hiện câu lệnh

egrep --color 'Mem|Cache' /proc/meminfo
kiểm tra dung lượng ram linux
kiểm tra dung lượng ram linux

Mình sẽ giải thích kết quả ở bên dưới

kiểm tra dung lượng ram linux
kiểm tra dung lượng ram linux

(1) MemTotal: Đây là tổng số bộ nhớ RAM hiện có (Đơn vị kilobyte). Ở đây giá trị bằng 1882868 kB tức bằng 1,8 GB đúng như kết quả của câu lệnh free

kiểm tra dung lượng ram linux

(2) MemFree: Đây là số bộ nhớ RAM trống, giá trị bằng 1581892 kB tức bằng 1,5 GB.

lệnh kiểm tra phần cứng linux

(3) MemAvailable: Đây tổng số RAM có thể sử dụng, giá trị bằng 1616352 kB tức bằng 1,6 GB. Như mình đã nói tuy số dung lượng bộ nhớ trống bằng 1,5 GB tuy nhiên bạn có thể sử dụng nhiều hơn.

lệnh kiểm tra phần cứng linux
  • (4) Cached: Đây là dung lượng bố nhớ sử dụng làm bộ lưu đệm. Vì bộ nhớ RAM sẽ có tốc độ truy vấn đọc ghi rất cao nên hệ điều hành sử dụng lượng RAM còn trống để cài thiện hiệu năng, tuy nhiên khi cần sử dụng bộ nhớ RAM hệ điều hành sẽ tự động giải phóng bộ nhớ đệm.

Các cách kiểm tra tương tự

cat /proc/meminfo
less /proc/meminfo

Một số câu lệnh kiểm tra thông dụng

Hiện thị dung lượng bộ nhớ có thể sử dụng bằng câu lệnh free -m, câu lệnh hiện thị dung lượng bộ nhớ dạng megabytes:

free -m

Kết quả :

lệnh kiểm tra phần cứng linux

Hiện thị dung lượng bộ nhớ có thể sử dụng bằng câu lệnh vmstat -s

vmstat -s

Kết quả :

lệnh Hiện thị dung lượng bộ nhớ linux

Lý do dung lượng RAM Cloud VPS nhận thiếu

dung lượng ram linux

Đến đây mình nghĩ một số bạn sẽ thắc mắc tại sao mình đăng ký gói Cloud VPS gói B với 2 GB RAM bộ nhớ nhưng khi kiểm tra thì hệ điều hành chỉ nhận 1.8 GB. Vậy có phải hệ điều hành đã nhận thiếu RAM hoặc nhà cung cấp đã cung cấp thiếu bộ nhớ cho Cloud VPS?.

Sau đây mình sẽ giải thích lý do. Thực ra, hệ điều hành Linux đã nhận đủ dung lượng bộ nhớ RAM là 2 GB tuy nhiên trong quá trình khởi động hệ điều hành một phần RAM đã bị chiếm dụng bởi nhân hệ thống (Kernel Linux). Mình sẽ kiểm tra bằng câu lệnh

dmesg | grep -i memory

Kết quả :

kiễm tra hệ thống ram linux

Nhìn vào (1) dễ thấy tổng dung lượng bộ nhớ hệ điều hành Linux đã nhận được thực sự là 2047 MB (System RAM: 2047MB).

Tới (2), chúng ta thấy tuy tổng dung lượng là 2 GB (2097124kB) nhưng lại chỉ sử dụng được 1,8 GB (1837732k).

Để ý tới (3), chúng ta sẽ lưu ý giá trị 259000k reserved, giá thị thể hiện trong quá trình khởi động nhân hệ điều hành đã sử dụng 259 MB để thực hiện một số module đặc biệt. Nếu cộng giá trị 259000k với dung lượng bộ nhớ có thể sử dụng 1837732k chúng ta sẽ được giá trị gần bằng hoặc bằng dung lượng bộ nhớ vật lý của Cloud VPS. Tuy nhiên, bạn không phải lo lắng vì dung lượng bộ nhớ sử dụng cho nhân hệ điều hành sẽ được giải phóng một phần, trả lại cho bộ nhớ RAM. Vì vậy tuy dung lượng bộ nhớ là 1.8 GB nhưng bạn có thể sử dụng nhiều hơn thế.

The post Hướng dẫn kiểm tra dung lượng RAM trên hệ điều hành Linux appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
https://dongthoigian.net/huong-dan-kiem-tra-dung-luong-ram-tren-he-dieu-hanh-linux/feed/ 0 15710
Cài đặt và triển khai ứng dụng trên hệ điều hành Linux https://dongthoigian.net/cai-dat-va-trien-khai-ung-dung-tren-he-dieu-hanh-linux/ https://dongthoigian.net/cai-dat-va-trien-khai-ung-dung-tren-he-dieu-hanh-linux/#respond Sun, 27 Nov 2022 02:57:25 +0000 https://dongthoigian.net/?p=15057 Cài đặt và triển khai ứng dụng trên hệ điều hành Linux

The post Cài đặt và triển khai ứng dụng trên hệ điều hành Linux appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
A.Cài phần mềm từ source trên linux:

1 .Căn bản của việc cài đặt

 Điều đầu tiên khi bạn tiến hànth cài đặt là bạn phải có mã nguồn của gói đó trước. Hãy lên mạng search bất kì gói nào bạn thích như thư viện Gtk+ hoặc Gnome… Sau khi tải về, thông thường có dạng là .gz hoặc .bz2, đây đều là 2 chuẩn nén khác nhau, sau khi giải nén bằng gunzip cho gz hoặc bunzip2 cho bz2 thì các gói sẽ có dạng mới là tar, cũng là một chuẩn nén khác, bạn có thể giải nén bằng lệnh, tar -xvf… Thế

nhưng đế dễ dàng và tiết kiệm dung lượng ổ đĩa thì chúng ta có thể gộp các câu lệnh đó thành 1 như sau:

Đối với gói .gz: # tar -zxvf tengoi.gz

    – Đối với gói .bz2: # tar -jxvf tengoi.bz2

Sau khi giải nén xong và tìm tập tin INSTALL để đọc cụ thể cho phần hướng dẫn cài đặt. Thế nhưng hầu như các gói đều tuân theo các thao tác tuần tự sau:

# ./configure  
# make
# make install

Lưu Ý : Chỉ có vài gói đặc biệt sẽ có riêng cách cài đặt nhưng khi bạn đã nắm vững nguyên tắc chung thì dù là cách thức nào bạn cũng có thể xoay xở được.  

  • Chúng ta hãy xét đến câu lệnh đầu tiên, ./configure… Thực chất configure là một shell script sẽ kiểm tra những yêu cầu của hệ thống của bạn có đáp ứng đủ để cài đặt gói lên không, ví dụ như một số gói đòi hỏi bạn phải có sẵn thư viện đồ họa Gtk 2.4 trở lên hoặc là thư viện để giải nén nhạc Mp3…
  • Rất nhiều gói có sự phụ thuộc như thế chứ các gói khi tải về không hề có sẵn các gói tương ứng cần thiết cho nó. Khi bạn chạy configure xong kết quả sẽ cho bạn biết các gói nào cần thiết để cài đặt. Nhiệm vụ của bạn không gì hơn là phải tìm các gói phụ thuộc đó cài lên máy rồi mới tiếp tục việc cài đặt. Nếu như hệ thống của bạn thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu để cài đặt thì các Makefile sẽ được tạo ra. Makefile là một file đặc biệt của tiện ích make nhằm hướng dẫn biên dịch mã nguồn của gói ra dạng thực thi.
  • Sau khi bạn thực thi lệnh ‘make’ xong thì toàn bộ mã nguồn của gói đã được biên dịch sang dạng thực thi nhưng các file thực thi vẫn còn nằm trên thư mục hiện hành.
  •  Do đó bạn cần phải thực hiện thêm lệnh ‘make install’ để chép các file thực thi đó sang đúng vị trí của nó trên hệ thống. Nếu như không có thông báo lỗi gì xảy ra thì bạn đã hòan tất việc cài đặt gói lên hệ thống của mình
  • Tổ chức các file trên hệ thống
  • Bạn hoàn toàn biết thư mục trên Linux thì thư mục /usr là thư mục quan trọng nhất vì nó sẽ chứa các chương trình và hàm thư viện trên đó. Trong thư mục /usr/bin là sẽ chứa các file thực thi cho các gói bạn đã cài đặt trên máy, các file trong thư mục này bạn sẽ thấy các file rất quen thuộc như mozilla, gedit .v.v…
  • Thư mục /usr/lib sẽ chứa các hàm thư viện, bạn sẽ thấy rất nhiều files có phần mở rộng là .so (shared object) là các hàm thư viện liên kết động hoặc .a (archive) hoặc .la đều là các hàm thư viện liên kết tĩnh. Đặc tính căn bản của 2 dạng thư viện này là hàm thư viện liên kết tĩnh sẽ được liên kết thẳng với files thực thi luôn trong quá trình liên kết, còn hàm thư viện liên kết động thì sẽ được liên kết trong quá trình thực thi, cho nên sau khi chương trình đã được biên dịch và liền kết rồi các thư viên tĩnh chúng ta có thể bỏ đi nhưng thư viện liên kết động thì bắt buộc phải đi kèm với chương trình. Thư mục /usr/share sẽ chứa các icon, manual hoặc info của gói.
  • Loại bỏ một gói
  • Nếu bạn mong muốn lọai bỏ một gói đã cài đặt trên hệthống thì cách duy nhất là bạn phải vào lại thư mục mã nguồn của gói và gõ lệnh:
- make uninstall
  • Thông thường bạn sẽ có các câu lệnh sau:
       - make clean
- make distclean
  • Các câu lệnh có ý nghĩa rất tương đối và được định nghĩa trong tập tin Makefile, nên đầu tiên bạn cứ thử với‘make uninstall’ rồi ‘make clean’ cái cuối cùng ‘make distclean’ là giúp bạn xóa hết các tập tin đã biên dịch ở thư mục nguồn và đồng thời xóa Makefile, bạn phải chạy lại ./configure để tạo lại Makefile.
  • Quản lý các gói
  • Do việc xóa bỏ một gói như trên rất là phiền phức đôi lúc bạn chẳng thể xóa bỏ được nếu như mất đi mã nguồn, cho nên bạn có thể thay vì cài nó vào thư mục mặc định là /usr thì bạn có thể cài vào các thư mục của riêng bạn, ví dụ như bạn có thể tạo thư mục ‘/soft’… Sau đó để cài gói gedit thì bạn tạo thêm thư mục /soft/gedit và dùng lệnh ./configure… bạn thêm tùy chọn sau:
- ./configure –prefix=/soft/gedit
  • Thì khi bạn gõ make install sẽ copy toàn bộ sang thư mục /soft/gedit. Khi bạn muốn xóa toàn bộ gói thì chỉ đơn giản xóa đi thư mục đó thôi. Lưu ý là khi bạn cài vào thư mục riêng của mình rồi bạn phải tạo 2 đường dẫn cho 2 biến môi trường (environment variable) LD_LIBRARY_PATH và PKG_CONFIG_PATH.
  • LD_LIBRARY_PATH sẽ có đường dẫn đến thư mục lib của gói vừa tạo (ví dụ như /soft/gedit/lib) còn PKG_CONFIG_PATH sẽ có đường dẫn đến thư mục pkg_config trong thư mục lib (ví dụ như /soft/gedit/lib/pkg_config). Bên cạnh đó nếu bạn muốn chương trình gọi tự động thì bạn cũng nên thêm vào biến PATH cho gói của mình
  • Cài đặt phần mềm trên Redhat – Centos:
  • Bản thân các gói RPM không chứa chương trình cài đặt, nó chỉ chứa các thông tin về các file sẽ được cài đặt, thông tin mô tả về phần mềm chứa trong gói và các file nằm trong gói RPM sẽ được cài đặt vào thư mục nào trong hệ thống. Các gói phần mềm dạng RPM được cài đặt vào hệ thống nhờ vào chương trình RPM có trong hệ thống.
  • Cách đơn giản nhất để cài một gói RPM, chẳng hạn gói foobar-1.0-1.i386.rpm là dùng lệnh:
- rpm -i foobar-1.0-1.i386.rpm
  • Để theo dõi quá trình install, bạn có thể thêm tham số:
    - rpm –ivh foobar-1.0-1.i386.rpm
  • Để uninstall package đã được cài:
- rpm -e foobar
  • Nếu có một file RPM mà không biết nó là phần mềm nào, bạn có thể lấy thông tin bằng lệnh:
       - rpm -qpi koules-1.4-1.i386.rpm
  • Nếu đã lỡ xóa một vài file nào đó và không chắc chắn rằng file đó đang còn cần thiết cho chương trình nào đó, bạn có thể xem thử hệ thống đang thiếu file cần thiết nào:
- rpm –Va
  • Thường khi cài một gói RPM nào đó, đòi hỏi phải cài thêm các gói phụ thuộc, bạn phải đi tìm và cài đặt các gói phụ thuộc trước khi cài được gói phần mềm trên. Hoặc cũng có thể gộp chung lại trên một dòng lệnh với lệnh RPM một danh sách các file RPM, được cách nhau bởi dấu khoảng trắng.
  • Trong Redhat hoặc Mandrake ở các phiên bản mới, Software Package Installation cũng tương tự như trình Add/Removed Software trong Windows vậy. Các tiện ích đi kèm trong bộ cài đặt được liệt kê đầy đủ theo từng nhóm để tiện theo dõi. Khi cài đặt một phần mềm, chương trình sẽ tự động kiểm tra các gói phụ thuộc và sẽ yêu cầu bạn đưa các CD cần thiết vào trong quá trình cài đặt.
  • Một kiểu cài đặt phần mềm phổ biến khác là bạn cài đặt từ các gói mã nguồn, thường được viết bằng ngôn ngữ C. Các gói này có dạng file nén *.TAR.GZ, *.BZ hoặc *.SRC.RPM. Trong trường hợp này, máy tính của bạn phải có sẵn các bộ công cụ biên dịch và các thư viện lập trình.
  • Sở dĩ phải có dạng TAR vì các file phải được gói lại thành một file trước khi nén thành GZ hoặc BZ, chứ không thể nén trực tiếp từ nhiều file thành một file nén được. Bản thân file *.TAR không phải là một file nén mà chỉ là một file chứa một tập các file khác gom lại mà thôi.
  • Với các gói nén bằng TAR.GZ, bạn bung nén như sau:
 #tar xvzf file.tar.gz
  • Sau khi giải nén, một thư mục chứa các file trong file nén được tạo ra. Bạn vào thư mục này và thực hiện quá trình biên dịch theo như file INSTALL hướng dẫn. Các bước thông thường (chứ không phải tất cả) là như sau:
 #./configure
# make
#make install
  • Bước chạy lệnh configure là để chương trình script xác lập cấu hình hệ thống cho việc biên dịch chương trình. Tùy vào cấu hình máy mà có chế độ biên dịch phù hợp và tối ưu cho chính hệ thống đó.
  • Lệnh make dùng để biên dịch mã nguồn thành file thực thi. Sau đó lệnh install để cài đặt file đã biên dịch lên hệ thống.
  • Bạn cũng có thể dùng lệnh yum để cài đặt phần mềm, vd bạn muốn cái webserver gõ lệnh sau
        # yum install httpd
  •  Sau đó nhấn -y để xác nhận, hoặc có thể tìm một gói cài đặt bằng cách dùng lệnh yum search, sẽ liệt kê các gói cần cài đặt
        # yum search httpd

The post Cài đặt và triển khai ứng dụng trên hệ điều hành Linux appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
https://dongthoigian.net/cai-dat-va-trien-khai-ung-dung-tren-he-dieu-hanh-linux/feed/ 0 15057
Xây dựng lại hình ảnh Kali mới nhất https://dongthoigian.net/xay-dung-lai-hinh-anh-kali-moi-nhat/ https://dongthoigian.net/xay-dung-lai-hinh-anh-kali-moi-nhat/#respond Sun, 27 Nov 2022 02:29:11 +0000 https://dongthoigian.net/?p=15055 Nếu bạn muốn tùy chỉnh ISO Kali Linux của mình, phần này sẽ giải thích một số chi tiết.

The post Xây dựng lại hình ảnh Kali mới nhất appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
Bằng cách sử dụng nhánh kali-last-snapshot , bạn có thể tạo lại hình ảnh được phân phối mới nhất. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách sử dụng –distribution kali-last-snapshot:

kali@kali:~$ time ./build.sh \
  --verbose \
  --installer \
  --distribution kali-last-snapshot \
  --version 2022.1 \
  --subdir kali-2022.1
[...]
***
GENERATED KALI IMAGE: ./images/kali-2022.1/kali-linux-2022.1-installer-amd64.iso
***
kali@kali:~$

Định cấu hình Bản dựng Kali ISO (Tùy chọn)

Nếu bạn muốn tùy chỉnh ISO Kali Linux của mình, phần này sẽ giải thích một số chi tiết. Thông qua thư mục kali-config/, có một loạt các tùy chọn tùy chỉnh, được ghi lại đầy đủ cho trang xây dựng trực tiếp . Simple-CD bị hạn chế hơn một chút với các tùy chọn. Đối với những người thiếu kiên nhẫn, đây là một số điểm nổi bật.

Xây dựng Kali Live với các môi trường máy tính để bàn khác nhau

Kể từ Kali 2.0 , chúng tôi hiện hỗ trợ các cấu hình tích hợp sẵn cho các môi trường máy tính để bàn khác nhau , bao gồm Xfce (mặc định) , Gnome, KDE, E17, I3WM, LXDE, MATE. Để tạo bất kỳ cái nào trong số này, bạn sẽ sử dụng cú pháp tương tự như sau:

kali@kali:~/live-build-config$ # These are the different Desktop Environment build options:
kali@kali:~/live-build-config$ #./build.sh --variant {xfce,gnome,kde,mate,e17,lxde,i3wm} --verbose
kali@kali:~/live-build-config$
kali@kali:~/live-build-config$ # To build a Gnome ISO:
kali@kali:~/live-build-config$ ./build.sh --variant gnome --verbose
kali@kali:~/live-build-config$
kali@kali:~/live-build-config$ # To build a KDE ISO:
kali@kali:~/live-build-config$ ./build.sh --variant kde --verbose

Điều này không bắt buộc với hình ảnh trình cài đặt, vì nó bao gồm Xfce, Gnome và KDE theo mặc định. Bạn có thể thêm những người khác bằng cách bao gồm các gói của họ như được giải thích trong phần bên dưới.

Kiểm soát các gói bao gồm trong bản dựng của bạn

Danh sách các gói có trong bản dựng của bạn sẽ có trong thư mục tương ứng kali-config/. Ví dụ: nếu bạn muốn chỉnh sửa:
• ISO trình cài đặt mặc định, bạn sẽ sử dụng tệp danh sách gói sau:kali-config/installer-default/packages
• ISO Live mặc định, bạn sẽ sử dụng tệp danh sách gói sau:kali-config/variant-default/package-lists/kali.list.chroot
• Môi trường máy tính để bàn Live ISO không mặc định, chẳng hạn như Gnome – kali-config/variant-gnome/package-lists/kali.list.chroot (Bạn có thể thay thế Gnome bằng bất kỳ môi trường máy tính nào được hỗ trợ)
Theo mặc định, các danh sách này sẽ bao gồm siêu gói mặc định kali-linux , cũng như một số gói khác. Chúng có thể được nhận xét và thay thế bằng danh sách thủ công các gói để đưa vào ISO để có độ chi tiết cao hơn.

Chồng các tệp trong bản dựng của bạn

Với Hình ảnh trực tiếp, bạn có tùy chọn bao gồm các tệp hoặc tập lệnh bổ sung trong bản dựng của mình bằng cách chồng chúng lên hệ thống tệp hiện có, bên trong các thư mục includes.{chroot,binary,installer}, tương ứng.
Ví dụ: nếu chúng tôi muốn đưa tập lệnh tùy chỉnh của riêng mình vào /root/thư mục của ISO (điều này sẽ tương ứng với giai đoạn chroot ), thì chúng tôi sẽ thả tệp tập lệnh này vào thư mục kali-config/common/includes.chroot/trước khi xây dựng ISO.

Xây dựng Hooks, Binary và Chroot

Đối với hình ảnh trực tiếp, các hook hỗ trợ live-build cho phép chúng tôi “hook script” trong các giai đoạn khác nhau của hình ảnh trực tiếp Kali ISO. Để biết thêm thông tin chi tiết về móc và cách sử dụng chúng, hãy tham khảo hướng dẫn chế tạo trực tiếp .
Ví dụ: chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra các móc hiện có trong kali-config/common/hooks/.

Xây dựng ISO Kali Linux cho các kiến trúc khác nhau (Tùy chọn)

Theo mặc định, tập lệnh xây dựng sẽ tạo ra hình ảnh Kali dựa trên kiến ​​trúc của hệ điều hành hiện tại. Nếu bạn muốn thay đổi điều này:

•	x64:./build.sh --verbose --arch amd64
•	x86: ./build.sh --verbose --arch i386

Xây dựng ISO Kali Linux cho Kiến trúc i386 cũ hơn

ISO Kali Linux i386 đã bật PAE. Nếu bạn yêu cầu một nhân mặc định cho phần cứng cũ hơn bị vô hiệu hóa PAE, bạn sẽ cần phải xây dựng lại Kali Linux ISO. Quá trình xây dựng lại giống như được mô tả ở trên, ngoại trừ tham số 686-pae cần được thay đổi thành 686 in auto/configtrước khi xây dựng:

kali@kali:~/live-build-config$ sed -i 's/686-pae/686/g' auto/config
kali@kali:~/live-build-config$
kali@kali:~/live-build-config$ ./build.sh --verbose --arch i386

Sử dụng một mạng tùy chỉnh để xây dựng (Tùy chọn)

Nếu bạn xây dựng nhiều hình ảnh, bạn sẽ thấy rằng bạn thường chờ đợi build.sh để hoàn thành. Có một số cách để tăng tốc quá trình xây dựng, chẳng hạn như:
• Xây dựng hình ảnh Trình cài đặt vì chúng thường xây dựng nhanh hơn hình ảnh Trực tiếp
• Bao gồm ít gói hơn (chẳng hạn như chuyển kali-linux-defaultsang kali-linux-top10)
• Cải thiện quyền truy cập vào các gói
Bạn thường thấy rằng bạn đang đợi các gói hàng được kéo xuống. Bạn có thể thiết lập một proxy cục bộ trên cùng một máy (chẳng hạn như apt-cacherhoặc apt-cacher-ng). Ngoài ra, bạn có thể thiết lập một máy nhân bản mạng cục bộ .
Chúng tôi có thể hướng dẫn tập lệnh xây dựng sử dụng một máy nhân bản khác, bằng cách thực hiện như sau (giả sử máy nhân bản mạng của chúng tôi được đặt tại http://192.168.0.101/kali):

kali@kali:~/live-build-config$ echo "http://192.168.0.101/kali/" > .mirror
kali@kali:~/live-build-config$ ./build.sh --verbose

Màn hình trợ giúp

Bạn có thể xem tất cả các tùy chọn dòng lệnh có sẵn bằng cách thực hiện –help:

kali@kali:~/live-build-config$ ./build.sh --help
Usage: ./build.sh [<option>...]

  --distribution <arg>
  --proposed-updates
  --arch <arg>
  --verbose
  --debug
  --salt
  --installer
  --live
  --variant <arg>
  --version <arg>
  --subdir <arg>
  --get-image-path
  --no-clean
  --clean
  --help

More information: https://www.kali.org/docs/development/live-build-a-custom-kali-iso/
kali@bDesktop:~/live-build-config$

Kiểm tra hình ảnh đã xây dựng

Sau khi tạo ra vấn đề, bạn có thể xử lý nó như bất kỳ hình ảnh gốc Kali nào, vì vậy bạn có thể cài đặt nó (trên kim loại trần hoặc ảo ) hoặc sao chép vào đĩa CD / DVD / USB .
Nếu bạn muốn nhanh chóng kiểm tra hình ảnh trước khi đưa nó vào “sản xuất”, chúng tôi có thể sử dụng qemu (và ovmf cho UEFI). Đầu tiên, chúng tôi cài đặt các gói:

kali@kali:$ sudo apt update
kali@kali:$ sudo apt install -y qemu qemu-system-x86 ovmf

Tiếp theo, chúng tôi tạo ra một đĩa cứng để sử dụng:

kali@kali:$ qemu-img create \
  -f qcow2 \
  /tmp/kali-test.hdd.img \
  20G

Sau đó, để khởi động từ hình ảnh được tạo (chúng tôi sẽ sử dụng Hình ảnh trực tiếp trên x64) :

kali@kali:$ qemu-system-x86_64 \
  -enable-kvm \
  -drive if=virtio,aio=threads,cache=unsafe,format=qcow2,file=/tmp/kali-test.hdd.img \
  -cdrom /home/kali/live-build-config/images/kali-linux-rolling-live-amd64.iso \
  -boot once=d

Ở trên sẽ là khởi động “BIOS”. Để khởi động “UEFI”:

kali@kali:$ qemu-system-x86_64 \
  -enable-kvm \
  -drive if=virtio,aio=threads,cache=unsafe,format=qcow2,file=/tmp/kali-test.hdd.img \
  -drive if=pflash,format=raw,readonly,file=/usr/share/OVMF/OVMF_CODE.fd \
  -drive if=pflash,format=raw,readonly,file=/usr/share/OVMF/OVMF_VARS.fd \
  -cdrom /home/kali/live-build-config/images/kali-linux-rolling-live-amd64.iso \
  -boot once=d

Lưu ý: Chúng tôi đã đặt tệp cấu hình UEFI thành chỉ đọc

The post Xây dựng lại hình ảnh Kali mới nhất appeared first on Dongthoigian.net.

]]>
https://dongthoigian.net/xay-dung-lai-hinh-anh-kali-moi-nhat/feed/ 0 15055